“LEARN BEFORE EARN” - BÍ MẬT THÀNH CÔNG CỦA NỮ GIÁM ĐỐC VẬN HÀNH ACTIONCOACH SEA ML

Trong xu thế thời nay, viêc người phụ nữ vươn lên thành đạt trong sự nghiệp mà vẫn cân bằng cuộc sống gia đình dù đã phổ biến hơn, nhưng vẫn là thách thức không nhỏ. Chính vì vậy, chúng tôi đã tìm đến chị Tina Nguyễn Thị Hương Thảo – Giám đốc vận hành Tổ chức nhượng quyền ActionCOACH SEA, đồng thời cũng là một người mẹ ba con để thực hiện phỏng vấn trực tiếp.

Mong rằng những chia sẻ của chị sẽ tạo nguồn cảm hứng cho các phụ nữ trẻ trên bước đường trở thành nữ doanh nhân thành đạt.

Chị Tina Nguyễn Thị Hương Thảo_ Giám đốc vận hành Tổ chức nhượng quyền ActionCOACH SEA

Chào chị Hương Thảo, thông qua những gì được biết thì chị đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực điều hành mảng giáo dục, không biết cơ duyên gì khiến chị thay đổi sang mảng Huấn luyện doanh nghiệp như hiện nay?

Khởi điểm từ một giáo viên rồi trải qua các vị trí quản lý đào tạo và điều hành Doanh nghiệp, lĩnh vực Huấn luyện đã giúp tôi thấy rất rõ những điểm tương đồng và khác biệt của các công tác giảng dạy (teaching), cố vấn (mentoring), tư vấn (consultant) và huấn luyện (coaching).

Thoạt đầu, bạn có thể thấy đây là các hình thức nghe có vẻ tương tự? Tuy nhiên, đó là những nấc thang khác nhau trong hành trình giúp người khác phát triển bản thân thành công. Mà theo đó, huấn luyện bao gồm cả việc cung cấp kiến thức như giảng dạy, gợi mở định hướng như cố vấn, lắng nghe như tư vấn, và đặc biệt hơn là khơi mở tiềm năng và thúc đẩy bạn tối đa.

Bạn biết về Huấn luyện viên Park Hang Seo chứ, chúng tôi cũng tương tự như vậy nhưng ở mảng doanh nghiệp, chỉ có điều đây lại là con đường mới mẻ và chông gai.

TGNDN: Nói về chông gai và mới mẻ của dịch vụ Huấn luyện doanh nghiệp. Chị gặp khó khăn gì khi phát triển mảng huấn luyện doanh nghiệp ActionCOACH?

Mặc dù ActionCOACH do Brad Sugars sáng lập, đã được chứng thực hơn 25 năm, trên 80 quốc gia với 1200 văn phòng nhượng quyền trên toàn cầu, nhưng du nhập Đông Nam Á và Việt Nam chỉ mới hơn 4 năm nên có không ít thử thách.

Bởi đa số các chủ Doanh nghiệp tại đây ít chủ động chia sẻ những trở ngại trong quản trị để tìm kiếm sự hỗ trợ. Nếu có, họ chỉ tìm đến đào tạo hoặc tư vấn giải pháp hơn là tìm một nhà huấn luyện đồng hành.

Tuy nhiên, với ActionCOACH, chúng tôi luôn muốn đóng góp cho sự thịnh vượng của cộng đồng doanh nhân, nhằm để lại giá trị cho thế hệ mai sau nên sẵn sàng nhẫn nại và chứng minh thực lực.

Chị Tina Nguyễn Thị Hương Thảo _ Giám đốc vận hành ActionCOACH SEA và chị Anna Nguyễn Thị Bích Hằng _ Tổng giám đốc ActionCOACH CBD Firm, một trong những đơn vị nhượng quyền tích cực góp phần phát triển ActionCOACH tại khu vực miền Nam Việt Nam

TGNDN: Vậy áp lực lớn nhất của chị là gì, khi nhân rộng mô hình nhượng quyền dịch vụ Huấn luyện doanh nghiệp ActionCOACH tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác?

Áp lực nhất là việc tuyển chọn những nhà đầu tư mô hình nhượng quyền ActionCOACH, và Đào tạo những nhà huấn luyện doanh nghiệp theo đúng giá trị văn hóa và tiêu chuẩn chất lượng của ActionCOACH quốc tế.

Bên cạnh đó, độ phủ của thương hiệu ActionCOACH dù chậm nhưng tôi rất vui vì 4 năm qua chúng tôi đã nỗ lực hết mình tạo dấu ấn tích cực trong cộng đồng Doanh nghiệp SMEs cả nước, giúp họ xây dựng doanh nghiệp vận hành tự động không cần chủ Doanh nghiệp.

Và đặc biệt giúp họ mang sản phẩm, dịch vụ vươn ra thị trường Đông Nam Á lẫn quốc tế. Tất cả đều nhờ vào tinh thần “Học hỏi trước khi đòi hỏi” mà cộng đồng nhà huấn luyện áp dụng cho chính họ và cho khách hàng.

TGNDN: Chị có thể chia sẻ thêm ý nghĩa câu nói “Learn Before Earn” mà chị tâm đắc?

“Learn Before Earn – dịch vui là “Học hỏi trước khi đòi hỏi” có ý nghĩa bao hàm rất rộng, giúp chúng ta định hình thói quen duy trì tinh thần học tập và rèn luyện suốt đời. Việc học không dừng lại ở kiến thức, kỹ năng mà còn là những cởi mở trong tư duy để ghi nhận những điều góp ý một cách tích cực và thay đổi cách làm mới cho những hành vi, thói quen, suy nghĩ vốn dĩ quen thuộc trong vùng an toàn của mỗi người.

Ví như, các bạn nhân viên trẻ hay thường hỏi “Tôi sẽ được gì khi nhận công việc mới này?” hàm ý về quyền lợi vật chất mà quên đi bản thân họ cũng được gia tăng giá trị bản thân rất nhiều về trình độ, tay nghề, kinh nghiệm khi đảm nhiệm thử thách mới.

Hoặc ngược lại, chủ doanh nghiệp SME thường yêu cầu nhân viên phải đạt chỉ tiêu này, mang kết quả kia về nhanh nhất mà quên đi phần song hành là kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn. Đôi khi, chỉ cần là những buổi “Nhắc nhớ đầu ngày” tầm 15-30 phút cho nhân viên trau dồi chuyên môn cứng, kỹ năng mềm, tiêu chuẩn, quy trình hay chia sẻ giá trị văn hóa doanh nghiệp đã đủ đem lại kết quả tốt hơn.

“Learn Before Earn – Học hỏi trước khi đòi hỏi” là châm ngôn tôi yêu thích nhất của Brad Sugars

TGNDN: Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, chị nghĩ việc phát triển bản thân và có thêm 1 nhà huấn luyện đồng hành đóng vai trò quan trọng như thế nào với chủ Doanh nghiệp?

Không biết có quá lời không, nhưng tôi tin tất cả những ai có kinh nghiệm quản trị sẽ đồng tình cùng tôi rằng: Việc sinh tồn và thịnh vượng của Doanh nghiệp tùy thuộc vào sự phát triển của chính chủ Doanh nghiệp.

Vì thế, để đáp ứng theo từng chặng đường phát triển của Doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp cần không ngừng chủ động làm giàu kiến thức, nâng cao kỹ năng, và cấp tiến tư duy nhận thức để cập nhật xu hướng vận hành hợp thời đại.

Với guồng quay hiện nay, nhiều chủ doanh nghiệp dù đạt được mục tiêu kinh doanh đều đặn nhưng vẫn trong trạng thái thiếu đam mê, yếu lửa nghề, mất phương hướng để đưa công ty lên một tầm cao hơn, hoặc gặp bế tắc với những thử thách lớn hơn như xây chuỗi, nhượng quyền v.v..   

Tệ hơn nữa họ có thể chìm đắm vào công tác “làm công thay vì chủ” khi tham gia vào tất cả các khâu trong đến tận 12, 18 giờ mỗi ngày mà quên đi các ước muốn cá nhân, xao nhãng việc chăm sóc bản thân và thậm chí đánh mất cả những khoảng thời gian chất lượng dành cho gia đình.

Và bạn có thấy anh chị chủ doanh nghiệp nào tự đưa ra KPI, OKR cho chính mình và tự phạt mình một cách triệt để khi không tuân thủ mục tiêu kinh doanh lẫn cá nhân như quên buổi trình diễn của con hay bỏ lỡ buổi tập thể dục chưa?

Thế nên, việc có một nhà huấn luyện bên cạnh rất quan trọng và cần thiết. Bạn không chỉ sở hữu một chiến lược gia, một nhà cố vấn, mà còn là một người bạn tri kỉ luôn lắng nghe, nâng đỡ tinh thần, giúp bạn cân bằng giữa công việc-cuộc sống và còn khuyến khích bạn thực hiện những sở thích hay ước mơ nhỏ của cá nhân. Trong khi chính những điều tưởng nhỏ nhặt ấy lại là nguồn năng lượng vô biên kích hoạt họ đạt được các kế hoạch lớn hơn.

TGNDN: Vậy với vị trí giám đốc vận hành bận rộn cùng 3 con nhỏ, chị đã cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình như thế nào?

Chà, quản lý vài mô hình kinh doanh cùng lúc và ba đứa trẻ quả thật vất vả! Và bí quyết cân bằng đơn giản có một nhà huấn luyện bên cạnh, với sự yểm trợ đắc lực về tinh thần của gia đình nội ngoại, cùng sự ủng hộ tuyệt đối của ông xã tôi.

Việc có một huấn luyện viên đồng hành luôn là công thức thành công trong nhiều lĩnh vực như thể thao, biểu diễn nghệ thuật, quản trị cuộc sống v.v.. Vậy với cả 1 sự nghiệp và gia đình nếu làm không tốt thì vừa mất tiền, mất thời gian, mất tinh thần và giá trị bản thân thì sao lại không tìm cho mình một coach chứ?

Chân thành cảm ơn chị, chúc chị tiếp tục phát triển hơn nữa và luôn giữ được sự cân bằng mà chị đang có được!

 

Chị Tina Thảo cùng con gái lớn Yumi- 10 tuổi, một trong những nguồn tiếp sức tinh thần khi chị đối diện khó khăn