Gặp gỡ Quỹ đầu tư OXFAM (dự án EFD, dự án hỗ trợ phụ nữ kinh doanh) tại sự kiện Kết nối giao thương 2020

Ở chương trình Kết nối giao thương do HAWEE tổ chức, Oxfam tiếp tục dự án Hỗ trợ phụ nữ làm kinh doanh.

 

Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 19 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại trên 90 quốc gia trên thế giới - là một phần của phong trào toàn cầu nhằm đem lại tác động lớn hơn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và đấu tranh cho bình đẳng. Tại Việt Nam, Oxfam là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, giảm thiểu rủi ro và ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa, phát triển xã hội dân sự và cộng đồng thiểu số, nâng cao vị thế phụ nữ 

Trong dự án Hỗ trợ Doanh nghiệp vì mục đích phát triển giai đoạn 2 – Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh tạo tác động trong chuỗi giá trị nông nghiệp, gọi tắt là EFD, hướng tới mục đích giúp các đối tượng yếu thế là các hộ nông dân quy mô nhỏ, phụ nữ, thanh thiếu niên nông thôn nâng cao vị thế, có thêm việc làm, tăng thu nhập hoặc được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống. Dự án thực hiện mục tiêu này thông qua việc nâng cao năng lực quản trị, phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) kinh doanh trong chuỗi giá trị hàng nông sản, đang tạo ra các tác động tích cực lên các nhóm đối tượng yếu thế nói trên. Dự án tin tưởng rằng, thông qua việc giúp các doanh nghiệp phát triển kinh doanh bền vững, các doanh nghiệp sẽ mang lại tác động tích cực cho các nhóm yếu thế trong cộng đồng.  Trong năm 2020, Dự án EFD đã lựa chọn chín doanh nghiệp tham gia chương trình. Bên cạnh các hoạt động đào tạo theo chủ đề, các gói tư vấn chuyên sâu hàng năm được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp, dự án EFD năm nay còn có thêm hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với những ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch COVID-19, quản trị sự thay đổi của tổ chức với phương pháp tổ chức linh hoạt và thực tiễn.

 

DỰ ÁN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÌ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN (EFD) GIAI ĐOẠN 2

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KINH DOANH TẠO TÁC ĐỘNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP 2018 - 2020

 
Dự án Hỗ trợ Doanh nghiệp vì mục đích phát triển giai đoạn 2 – Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh tạo tác động trong chuỗi giá trị nông nghiệp, gọi tắt là EFD, hướng tới mục đích giúp các đối tượng yếu thế là các hộ nông dân quy mô nhỏ, phụ nữ, thanh thiếu niên nông thôn nâng cao vị thế, có thêm việc làm, tăng thu nhập hoặc được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống. Dự án thực hiện mục tiêu này thông qua việc nâng cao năng lực quản trị, phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) kinh doanh trong chuỗi giá trị hàng nông sản, đang tạo ra các tác động tích cực lên các nhóm đối tượng yếu thế nói trên. Dự án tin tưởng rằng, thông qua việc giúp các doanh nghiệp phát triển kinh doanh bền vững, các doanh nghiệp sẽ mang lại tác động tích cực cho các nhóm yếu thế trong cộng đồng. 
Giai đoạn 1 của Dự án Hỗ trợ doanh nghiệp vì mục đích phát triển đã được triển khai từ tháng 7/2015 đến tháng 9/2018. Kế thừa những thành công từ giai đoạn 1, dự án EFD giai đoạn 2 tiếp tục được triển khai từ ngày 01/12/2018 và dự kiến kết thúc vào ngày 30/11/2021.  Với sự hỗ trợ tài chính của mạng lưới các Doanh nhân vì Doanh nhân của Hà Lan (thông qua tổ chức Oxfam Novib tại Hà Lan) và Quỹ GSRD Foundation, giai đoạn 2 được triển khai thông qua hai đối tác là Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh (GreenHub).  
Trong năm 2020, Dự án EFD đã lựa chọn chín doanh nghiệp tham gia chương trình. Bên cạnh các hoạt động đào tạo theo chủ đề, các gói tư vấn chuyên sâu hàng năm được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp, dự án EFD năm nay còn có thêm hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với những ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch COVID-19, quản trị sự thay đổi của tổ chức với phương pháp tổ chức linh hoạt và thực tiễn.
 
CÁC THÁCH THỨC CHÍNH VỀ NĂNG LỰC CỦA DOANH NGHIỆP 
Thách thức mà các doanh nghiệp tham gia chương trình gặp phải trong lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp rất đa dạng theo từng mô hình kinh doanh và lĩnh vực hoạt động. Một số thách thức chính về năng lực của doanh nghiệp có thể nhận thấy như sau: 
• Quản trị Chiến lược: Đa phần doanh nghiệp trẻ chưa định hình rõ ràng chiến lược phát triển trong trung và dài hạn; thiếu kiến thức hoạch định và quản trị chiến lược; 
• Quản trị sản xuất: Thiếu sự đồng bộ giữa quy trình quản lý và thực tiễn sản xuất, chưa có hệ thống kiểm soát rủi ro và giảm thiểu lãng phí phát sinh; 
• Quản trị Nhân sự: Một số doanh nghiệp đi lên từ quy mô gia đình và đang trong giai đoạn cần tái cấu trúc hướng đến sự vận hành chuyên nghiệp và hiệu quả hơn; 
• Hệ thống thông tin quản trị: Dòng chảy thông tin trong doanh nghiệp chưa được xuyên suốt, chưa đáp ứng yêu cầu hiện tại của ban lãnh đạo;
• Marketing – Bán hàng – Thương hiệu: Phần lớn doanh nghiệp thiếu kiến thức bài bản trong việc xây dựng thương hiệu, truyền thông, kế hoạch bán hàng và marketing chuyên nghiệp. Đội ngũ nhân sự mỏng, gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực tế;
• Quản trị Tài chính – Kế toán: Hệ thống chưa được chuẩn hóa, thiếu quy trình và báo cáo quản trị tài chính hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp quản lý chi phí phí và đánh giá hiệu quả kinh doanh; 
• Tiếp cận các nguồn vốn: Nhiều doanh nghiệp thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính cho việc huy động vốn; chưa biết cách tiếp cận và thiếu kinh nghiệm làm việc các nhà đầu tư;
• Đánh giá tác động xã hội: Các doanh nghiệp chưa có kiến thức và kinh nghiệm về việc ghi nhận, đánh giá tác động xã hội của doanh nghiệp, do vậy chưa khai thác được lợi ích trong truyền thông và huy động nguồn lực từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.  
 
 
 
CHUỖI HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN EFD 

HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH EFD

  • Đào tạo theo chủ đề được thiết kế dành riêng cho DNVVN: Quản trị chiến lược, Truyền thông thương hiệu, Lãnh đạo và phát triển tổ chức, Tài chính, Bán hàng và Marketing….
  • Tư vấn đồng hành chuyên sâu cho doanh nghiệp trong các mảng: Chiến lược, Sản xuất, Kế toán, Thương hiệu và truyền thông, Bán hàng và Marketing…
  • Huấn luyện xây dựng khung đánh giá và bộ chỉ số đo lường tác động xã hội cho 04 doanh nghiệp;
  • Huấn luyện và đào tạo nâng cao năng lực huy động vốn và hỗ trợ kết nối đầu tư;
  • Chương trình đào tạo, tọa đàm chia sẻ và tư vấn trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp EFD thích nghi và tìm kiếm cơ hội trong giai đoạn COVID-19;
  • Tư vấn ứng dụng Hệ thống đảm bảo chất lượng có sự tham gia (PGS) tăng cường quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc;
  • Các hoạt động hỗ trợ truyền thông và kết nối mạng lưới doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức hỗ trợ trong và ngoài nước; Chương trình tham quan mô hình kinh doanh và vùng nguyên liệu của doanh nghiệp ……;

TÁC ĐỘNG XÃ HỘI TẠO RA BỞI CÁC DOANH NGHIỆP EFD 
- Tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên nông thôn. 
- Góp phần tạo sinh kế ổn định cho các hộ gia đình nông dân tham gia trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp: Bao tiêu và thu mua thường xuyên sản phẩm của các hộ nông dân; 
- Các sản phẩm của doanh nghiệp đều được sản xuất theo hướng canh tác an toàn hoặc hữu cơ góp phần lan tỏa hệ sinh thái nông nghiệp xanh ở địa phương, nâng cao nhận thức của bà con nông dân về bảo vệ sức khỏe, môi trường cũng như an toàn cho cộng đồng; 
- Nhiều doanh nghiệp có các sản phẩm chất lượng với giá bán phù hợp hướng tới đối tượng là người thu nhập thấp ở nông thôn. 
 

Đăng ký ngay Kết nối 1-1gặp Quỹ Đầu tư: https://bit.ly/giaothuong2020

 
Phí tham dự: Miễn phí.